Bàn thờ thờ cúng lâu ngày phải thực hiện dọn dẹp và làm thủ tục rút chân hương để đảm bảo không gian thờ cúng và tránh gây hỏa hoạn. Tuy nhiên, nơi đặt bát hương là vị trí linh thiêng nên việc làm này rất dễ phạm đại kỵ.
Dưới đây là cách rút chân hương chuẩn chỉ, tránh ảnh hưởng đến linh khí và long mạch trong nhà.
I. Việc rút chân hương có thực sự cần thiết?
Bát hương (nhang) trong là khu vực thể hiện tâm linh, sự thành kính và ước nguyện của gia chủ. Vị trí này có ảnh hưởng rất lớn tới linh khí, long mạch, vận khí trong nhà. Theo quan niệm phong thủy, tác động đến bát hương sẽ ảnh hưởng đến việc thờ cúng tổ tiên và thần linh trong nhà.
Mỗi gia đình thường có 3 loại bát hương thờ 3 đối tượng khác nhau như sau.
- Bát hương thờ Phật: mang ý nghĩa mong cầu sự thanh thản, bình an, bảo vệ khỏi những tai ương.
- Bát hương thờ Thần: thờ những vị thần cai quản trong nhà như thần tài, thổ công, tiền chủ,… Điều này giúp cho gia đình cư ngụ và làm ăn yên ổn, mang đến vận khí, tiền tài.
- Bát hương thờ gia tiên: thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ với những người đã khuất.
Sau thời gian thờ cúng lâu dài, bát hương sẽ dần đầy. Nhiều người quan niệm rằng bát hương càng đầy, hương đậu càng nhiều thì càng linh thiêng. Tuy nhiên, để bát hương quá đầy dễ gây hỏa hoạn và không thể tiếp tục cắm nhang thờ cúng. Đồng thời, điều này khiến bàn thờ lâu ngày trở nên không được gọn gàng, sạch sẽ. Do đó, việc thực hiện rút chân hương là rất cần thiết.

II. Rút chân hương vào khi nào?
Theo phong thủy, rút chân hương nên thực hiện vào ngày tốt lành, gia chủ không có việc bề bộn. Ngoài ra, nếu thấy cần thiết và bát hương đã quá đầy, gia chủ nên thực hiện thủ tục này vào trước ngày gia đình có ngày giỗ lớn trong năm.
Thông thường, các gia đình thường lựa chọn ngày để dọn dẹp bàn thờ và rút chân hương ngay sau lễ cúng ông Táo về trời. Đây được coi là một thủ tục để dọn dẹp lại nơi thờ cúng cho các cụ, thần linh sau một năm. Đồng thời, việc này cũng mang ý niệm đón các ông, thần linh trở về nơi bàn thờ đã gọn gàng.
Không có quy định nào về ngày cụ thể để dọn dẹp bàn thờ và rút chân nhang. Tuy nhiên, đây là việc làm mang tính chất tâm linh, gia đình cần xem ngày kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Xem Thêm: Tuổi Quý Sửu (1973) đặt bàn thờ hướng nào hợp phong thủy, rước tài lộc?
II. Thủ tục rút chân hương chuẩn phong thủy
1. Chọn người rút chân hương
Người thực hiện việc tỉa, rút chân hương là gia chủ (chủ gia đình) hoặc người đảm nhiệm việc thờ cúng trong nhà. Trước khi thực hiện, người này cần chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ, chỉnh trang đầu tóc, trang phục tôn nghiêm và lưu ý rửa tay thật sạch.

2. Cách thức thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết
Lưu ý rằng đồ dùng cần phải là đồ mới, sạch, nếu là đồ cũ thì phải sạch sẽ và là những đồ dùng chuyên dụng.
- Rượu gừng: mua rượu trắng mới và giã nát gừng tươi hòa vào.
- Tấm vải hoặc tờ báo sạch sẽ và 2 chiếc khăn vải sạch.
- Chậu nước sạch.
- Nước hoa (có thể có hoặc không).
Bước 2: Thắp hương và đọc bài khấn xin tỉa nhang
Nếu vừa thực hiện thắp hương cúng ông Táo và vẫn còn hương thì không phải thắp lại. Sau đó chờ đến khi hương cháy hết hoàn toàn mới thực hiện công việc tiếp theo.
Bước 3: Rút chân hương ra khỏi bát hương
Trải tờ báo/tấm vải sạch xuống bên cạnh bát hương và nhẹ nhàng rút từng chân hương. Lưu ý phải một tay giữ bát để tránh xê dịch, một tay rút hương và không được để tro vương vãi nhiều. Đặt chân hương đã rút ra lên tờ báo/tấm vải đã trải ra một cách cẩn thận.
Chú ý rằng khi rút hương không được rút hết chân hương mà phải để lại một số lẻ. Thông thường số chân hương được để lại là 3/5/7/9.
Bước 4: Lau bát hương sạch sẽ
Sau khi rút hương, dùng rượu gừng đã chuẩn bị để lau sạch bát bằng khăn sạch. Chú ý có thể tẩm thêm nước hoa trước khi lau.
Bước 5: Rửa và lau chùi chén, bình hoa, đèn, đĩa trên bàn thờ
Đặt các đồ dùng trên bàn thờ như chén rượu, bình hoa, đĩa hoa quả, đèn,.. trên bàn thờ vào trong một chiếc chậu sạch sẽ. Sau đó đem rửa và dùng khăn khô sạch để lau. Chú ý không lau chén rượu mà dùng nước sôi để tráng lại.
Bước 6: Xử lý chân nhang đã rút
Chân nhang sau khi đã rút ở bước 3 phải gói lại và để gọn gàng ở nơi thật sạch sẽ. Sau đó, đem đốt thành tro và thả ở nơi sông suối đảm bảo. Tuyệt đối không được bỏ vào thùng rác hay để ở những nơi ô uế.

Trên đây là các lưu ý và thủ tục rút chân hương đảm bảo theo phong thủy. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm kinh nghiệm để đảm bảo việc thờ cúng trong nhà.
Theo moigioicanhan.com