Hiện nay, nhu cầu chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở ngày một nhiều. Tuy nhiên, do đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp nên thủ tục chuyển đổi sẽ khác phức tạp và phải tuân thủ một số quy định của pháp luật.
Vậy, thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở diễn ra như thế nào? Bài viết sau đây sẽ làm rõ cho bạn.
1. Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đất rừng sản xuất đáp ứng đủ các điều kiện sau có thể được phép chuyển nhượng:
- Đất có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng và các giấy tờ pháp lý liên quan.
- Đất đang không bị tranh chấp, kiện tụng hay nằm trong diện quy hoạch của địa phương.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
- Đất còn thời hạn sử dụng.
- Đảm bảo hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất.
Cụ thể, đất rừng sản xuất là rừng trồng thì chuyển nhượng không quá 150 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng. Còn đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi thì chuyển nhượng không quá 300 ha.

2. Thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ).
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Cá nhân, hộ gia đình nếu được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì phải nộp đúng thời hạn và đúng số tiền theo thông báo.
Bước 4: Nhận kết quả
Khi đến thời hạn ghi trong giấy hẹn, cá nhân, hộ gia đình đến Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nhận Sổ đỏ đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Theo đó, thời hạn giải quyết tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, thời hạn giải quyết hồ sơ tối đa là 25 ngày.

3. Phí chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở
Khi làm thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở, người dân phải nộp các loại phí như:
- Lệ phí trước bạ:
Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất (đồng) = Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ (m2) x Giá 1 m2 (đồng/m2) tại Bảng giá đất
Mức thu lệ phí trước bạ theo tỉ lệ với nhà, đất là 0,5%
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo quy định của từng địa phương.
- Phí thẩm định hồ sơ, phí trích đo (nếu có)

4. Mức phạt khi tự ý chuyển đất rừng sang đất ở
Cá nhân, hộ gia đình tự ý chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở sẽ bị xử lý như sau:
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép | Mức phạt tiền |
Dưới 200 m2 (dưới 0,02 ha) | Từ 03 – 05 triệu đồng |
Từ 200 đến dưới 500 m2 (từ 0,02 đến dưới 0,05 ha (từ | Từ 05 – 10 triệu đồng |
Từ 500 đến dưới 1.000 m2 (từ 0,05 đến dưới 0,1 ha) | Từ 10 – 15 triệu đồng |
Từ 1.000 đến dưới 5.000m2 (từ 0,1 đến dưới 0,5 ha) | Từ 15 – 30 triệu đồng |
Từ 5.000 đến dưới 10.000 m2 (từ 0,5 đến dưới 01 ha) | Từ 30 – 50 triệu đồng |
Từ 01 đến dưới 05 ha | Từ 50 – 100 triệu đồng |
Từ 05 ha trở lên | Từ 100 – 250 triệu đồng |
Ngoài việc bị phạt tiền thì cá nhân, hộ gia đình còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (trừ trường hợp được đăng ký biến động đất đai nếu có đủ điều kiện).
– Đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất: Buộc đăng ký đất đai theo quy định.
– Buộc nộp lại số lợi tức bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là bài viết làm rõ các thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được kiến thức hữu ích để sử dụng đất đúng mục đích, đúng pháp luật.
moigioicanhan.com