Hiểu rõ Sổ xanh là gì? Những quy định pháp lý liên quan tới Sổ xanh

Sổ xanh là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Sổ xanh là gì? Sổ xanh có giống Sổ hồng, Sổ đỏ hay không? Pháp lý liên quan tới sổ xanh như thế nào?

Trong lĩnh vực bất động sản nói chung và nhà đất nói riêng, có rất nhiều khái niệm, thuật ngữ liên quan đến các loại sổ. Trong khi Sổ đỏ và Sổ hồng là 02 loại sổ thông dụng và được nhiều người biết đến nhất thì còn xuất hiện thêm Sổ trắng, Sổ vàng và Sổ xanh.

Trong bài viết này, Môi Giới Cá Nhân sẽ giải thích rõ cho bạn Sổ xanh là gì cùng những vấn đề pháp lý liên quan.

1. Sổ xanh là gì?

Sổ xanh là loại sổ có bìa màu xanh da trời. Đây là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Lâm trường (một cơ sở sản xuất chuyên gây trồng và khai thác rừng) cấp cho người dân để khai thác, quản lý và trồng rừng có thời hạn (hay còn được gọi là hình thức cho thuê đất).

Sổ xanh là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Sổ xanh là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nói cách khác, Sổ xanh là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Khi hết hạn sử dụng đất, người dân sẽ bị Lâm trường thu hồi nếu như địa phương đó chưa có chính sách giao đất lại cho người dân.

2. 4 vấn đề pháp lý thường gặp về Sổ xanh

Sau khi hiểu rõ Sổ xanh là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề pháp lý xoay quanh Sổ xanh như sau:

2.1. Đất Sổ xanh có được chuyển nhượng không?

Theo định nghĩa trên có thể thấy, đất Sổ xanh là đất cho thuê nên không được phép chuyển nhượng. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Đất Sổ xanh là đất cho thuê nên chỉ những đối tượng được quy định mới có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Đất Sổ xanh là đất cho thuê nên chỉ những đối tượng được quy định mới có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 192 Luật Đất đai 2013, các trường hợp cá nhân, hộ gia đình được chuyển đất Sổ xanh với điều kiện:

  • Cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa thể chuyển ra khỏi phân khu đó. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong phân khu đó. 
  • Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ. Trường hợp này chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
  • Cá nhân, hộ gia đình là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.

Theo các quy định trên, người sử dụng đất trong các trường hợp này có thể chuyển nhượng nhưng chỉ được chuyển nhượng cho cá nhân hoặc hộ gia đình sống trong phân khu đó.

2.2. Đất Sổ xanh có xây nhà được không?

Đất Sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp. Chính vì vậy, người sử dụng không thể xây nhà nếu chưa chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở.

2.3 Sổ xanh có vay được ngân hàng không?

Vì vẫn có giá trị pháp lý là giấy chứng nhận hợp pháp nên người dân hoàn toàn có thể sử dụng đất trên Sổ xanh để thế chấp như các loại sổ thông thường khác.

Người sử dụng đất Sổ xanh không thể tự ý xây nhà nếu chưa chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở
Người sử dụng đất Sổ xanh không thể tự ý xây nhà nếu chưa chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở

Tuy nhiên, vẫn có những điều kiện và trường hợp đặc biệt liên quan đến thế chấp đất Sổ xanh để vay ngân hàng như:

  • Diện tích đất trong Sổ xanh thế chấp không được vượt quá 300ha.
  • Đất ghi trong Sổ xanh không được là đất rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ do không đảm bảo được điều kiện về người nhận thế chấp tài sản.

2.4. Đất Sổ xanh chuyển sang Sổ đỏ được không?

Theo khái niệm về Sổ xanh thì đất Sổ xanh là đất có thời hạn và Lâm trường chỉ cho thuê đất, người sử dụng không được phép tiến hành chuyển nhượng đất. Có nghĩa đất Sổ xanh sẽ không thể chuyển sang Sổ đỏ.

Tuy nhiên, nếu muốn đất Sổ xanh chuyển sang Sổ đỏ thì bạn phải thuộc các trường hợp được cấp Sổ đỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định mà có một trong những loại giấy tờ sau sẽ được cấp Sổ đỏ mà không phải nộp tiền sử dụng đất:

  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15/10/2013.
  • Sổ hoặc giấy tờ nhà đất hợp lệ về các vấn đề như thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền, các giấy tờ xác nhận cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương có gắn với đất.
  • Giấy xác nhận việc mua bán nhà ở gắn liền với đất, sổ (giấy) chuyển nhượng quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận chính xác đã sử dụng và làm vào trước ngày 15/10/1993.
  • Các loại giấy tờ hóa giá, thanh lý nhà ở có gắn liền với đất hoặc giấy tờ mua nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định Chính phủ.
Nếu muốn đất Sổ xanh chuyển sang Sổ đỏ thì bạn phải thuộc các trường hợp được cấp Sổ đỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013
Nếu muốn đất Sổ xanh chuyển sang Sổ đỏ thì bạn phải thuộc các trường hợp được cấp Sổ đỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013

Nếu sở hữu một trong những loại giấy tờ vừa được nêu ra ở đất Sổ xanh vẫn có thể chuyển sang Sổ đỏ.

3. Có nên mua đất Sổ xanh hay không?

Đất Sổ xanh thường có mức giá bán rẻ hơn so với các loại hình khác như đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất chăn nuôi,… bởi đặc thù về vị trí và mục đích sử dụng. Đất Sổ xanh thường được bán diện tích lớn, phù hợp để ở, canh tác hoặc xây dựng những dự án quy mô.

Nếu chọn được bên bán uy tín, cung cấp đủ giấy tờ pháp lý liên quan thì rủi ro trong việc mua nhà đất Sổ xanh cũng không quá lớn. 

Tuy nhiên, nhược điểm của nhà đất Sổ xanh là bị giới hạn thời gian sử dụng từ 20 – 30 năm. Trong thời gian này, có thể có những tranh chấp phát sinh, thậm chí có sự xuất hiện của quyền và lợi ích của bên thứ 3. 

Chính vì vậy, chỉ cần ban đầu xác minh đầy đủ yếu tố pháp lý thì người mua vẫn có thể giải quyết tranh chấp mà không cần quá nặng nề. Cũng tương tự như các loại đất khác, nếu bạn muốn mua đất Sổ xanh thì cần lưu ý đến pháp lý và uy tín của người bán để tránh “tiền mất tật mang”.

Trên đây là bài viết giải nghĩa Sổ xanh là gì và những vấn đề pháp lý liên quan đến Sổ xanh. Hy vọng những kiến thức Môi Giới Cá Nhân cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống.

Theo moigioicanhan.com

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh