Hiện nay, nhu cầu tìm mua đất trang trại trên thị trường bất động sản đang ngày một tăng mạnh. Vậy, đất trang trại là gì? Những quy định về đất trang trại trong năm 2020 ra sao? Hãy cùng Môi Giới Cá Nhân tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Đất trang trại là gì?
Hiện nay, chưa có một quy định chính xác nào về đất trang trại. Có thể hiểu đất trang trại là khu vực đất đai ở vùng đồng quê có diện tích tương đối rộng lớn. Loại đất này còn được gọi là đất nông trang, gia trại hay đất nông trại.

Đất trang trại có thể bao gồm cả sông, hồ, đầm, đìa, rạch,… thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hay tổ chức. Đất này được dùng để sản xuất nông nghiệp, lương thực hoặc chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hoặc cung cấp nguyên liệu cho ngành công – nông nghiệp.
2. Đất trang trại có được xây nhà không?
Do đất trang trại chưa được quy định chính xác, nhưng cũng không thuộc đất ở nên người dân không được phép xây dựng nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở.
Theo đó, hành vi xây dựng nhà ở trái phép trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu cá nhân, gia đình cố tình thực hiện xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình.

3. Có nên mua đất trang trại?
Mua bán đất trang trại đang là một kênh đầu tư bất động sản mới được nhiều người quan tâm và dần trở nên phổ biến ở các khu vực nông thôn. Loại đất này được phát triển thành mô hình kinh tế trang trại, bao gồm cả sản xuất hay kết hợp kinh doanh, dịch vụ sinh thái nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, đầu tư đất trang trại có khá nhiều rủi ro bởi các quy chế pháp lý. Đó không chỉ là điều kiện về đất mà còn cả về điều kiện người mua và người bán, hạn mức đất trang trại được chuyển nhượng, quy chế xây dựng trên đất trang trại.
Chính vì vậy, người mua đất trang trại cần tính toán đầu tư vào mô hình kinh tế nào cho hợp lý để đảm bảo khả năng sinh lời.
4. Thủ tục xin cấp đất làm trang trại
4.1. Điều kiện để được cấp đất làm trang trại
a) Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải:
- Đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long phải có diện tích tối thiểu là 3,1ha.
- Các tỉnh còn lại phải có diện tích tối thiểu 2,1 ha.
- Có giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
b) Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa trên 01 tỷ đồng/năm.
c) Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích ít nhất 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt trên 500 triệu đồng/năm.
4.2. Thủ tục xin cấp đất dự án làm trang trại
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn xin đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (theo mẫu).
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Báo cáo tóm tắt ngắn gọn về loại hình trang trại, quy mô, kết quả của đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh của trang trại, có việc xác nhận của UBND xã nơi trang trại đang hoạt động.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD, kèm ảnh 3 x 4 của chủ trang trại.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện.
Bước 3: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ, trình lên UBND cấp huyện để đưa ra quyết định cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho bên nộp hồ sơ.
Bước 4: Sau khi hoàn tất, chủ trang trại tiến hành việc nhận Giấy chứng nhận kinh tế trang trại tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong trường hợp nhận thay, phải trình được giấy ủy quyền.

Trên đây là bài viết giải nghĩa đất trang trại là gì và những quy định kèm theo. Nếu bạn đang quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy tiếp tục theo dõi Môi Giới Cá Nhân để có thêm nhiều tư vấn bất động sản hữu ích.
Theo moigioicanhan.com