Đất rừng sản xuất là gì? Giải đáp 1001 câu hỏi xoay quanh đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản

Đất rừng được Nhà nước quản lý và giao cho các tổ chức, cá nhân với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, đất rừng sản xuất có những đặc điểm và quy định riêng biệt mà người sở hữu cần phải nắm rõ. 

Để hiểu chi tiết về loại đất này, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Môi Giới Cá Nhân.

I. Những kiến thức cần biết về đất rừng sản xuất

1. Đất rừng sản xuất là gì?

Theo quy định của pháp luật, đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp. Loại đất này được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Ký hiệu rừng sản xuất là RSX. 

2. Phân loại đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản
Đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản

Đất trồng rừng sản xuất được phân loại theo 02 đối tượng như sau:

a, Rừng sản xuất là rừng tự nhiên, bao gồm: Rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và rừng tự nhiên.

b, Rừng sản xuất là rừng trồng, gồm có: 

  • Rừng trồng bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
  • Rừng trồng bằng chính chi phí của chủ rừng.

3. Mục đích sử dụng đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh lâm sản, gỗ, đặc sản rừng và kết hợp với rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Giá đất rừng sản xuất

Theo Phụ lục III Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định khung giá đất rừng sản xuất như sau:

svg%3E

II. Những quy định về đất rừng sản xuất

1. Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

Theo quy định, đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp. Chính vì vậy, để được chuyển nhượng, đất rừng sản xuất cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ).
  • Đất đang không có tranh chấp, kiện tụng.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
  • Thời hạn sử dụng đất vẫn còn hiệu lực.
  • Không được chuyển nhượng quá 150ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.
  • Không được chuyển nhượng quá 300ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Đất rừng sản xuất được phép chuyển nhượng nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định
Đất rừng sản xuất được phép chuyển nhượng nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định

2. Đất rừng sản xuất có được chuyển mục đích sử dụng

Với những ai muốn chuyển đất rừng sản xuất (đất nông nghiệp) sang đất phi nông nghiệp, phải có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền. 

Tuy nhiên, để chuyển đổi thì chủ sở hữu cần liên hệ trực tiếp phòng Tài nguyên môi trường tại địa phương để biết được mảnh đất này có được phép chuyển đổi hay không. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai, để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cần căn cứ:

  • Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất là chính đáng.

Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất

Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

  • UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
  • UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình. Trường hợp cho cá nhân, hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên, thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định.

*Lưu ý: UBND cấp huyện, cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Với những ai muốn chuyển đất rừng sản xuất (đất nông nghiệp) sangđất phi nông nghiệp, phải có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền
Với những ai muốn chuyển đất rừng sản xuất (đất nông nghiệp) sangđất phi nông nghiệp, phải có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền

3. Đất rừng sản xuất có được xây dựng nhà ở

Theo quy định của Nhà nước, để xây nhà ở trên đất rừng sản xuất, chủ sở hữu phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở. Theo đó, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai (Đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất).

– Sổ đỏ hoặc các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và xác minh thực địa đất rừng sản xuất cần chuyển đổi.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình được phép chuyển mục đích sử dụng đất, cần thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Theo đó, khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì phải nộp đúng số tiền và đúng thời hạn theo thông báo.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cần bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bước 4: Trả kết quả

Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cá nhân, hộ gia đình đến nơi nộp hồ sơ nhận kết quả cho phép chuyển mục đích sử dụng đất do UBND cấp huyện ban hành. Chỉ khi có quyết định này thì cá nhân, hộ gia đình mới được phép xây dựng nhà ở.

Theo quy định của Nhà nước, để xây nhà ở trên đất rừng sản xuất, chủ sở hữu phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở
Theo quy định của Nhà nước, để xây nhà ở trên đất rừng sản xuất, chủ sở hữu phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở

4. Đất rừng sản xuất có được cấp Sổ đỏ không?

Người sử dụng đất rừng sản xuất muốn được cấp Sổ đỏ thì cần đảm bảo các điều kiện theo quy định và làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, để được cấp Sổ đỏ đất rừng sản xuất, chủ sở hữu cũng phải đóng các khoản phí và lệ phí như: 

  • Lệ phí địa chính: Được tính theo từng địa phương, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
  • Tiền sử dụng đất: Xem xét mức nộp tiền tùy theo trường hợp.
  • Lệ phí trước bạ: Được tính bằng giá trị tài sản do UBND cấp tỉnh ban hành (đồng) nhân với mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (đối với nhà, đất là 0,5%)
  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: Tối đa 1.500 đồng/m2.
  • Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Tối đa 7.500 đồng/hồ sơ.

5. Đất rừng sản xuất có được thế chấp không?

Đất rừng sản xuất nếu là tài sản hợp pháp và có Sổ đỏ thì được phép thế chấp. Tuy nhiên, diện tích thế chấp không được vượt quá 300ha.

6. Đất rừng sản xuất có được tách thửa không?

Đất rừng sản xuất muốn được tách thửa phải đáp ứng được diện tích tối thiểu tách thửa như sau:

  • Diện tích thửa đất phải bằng hoặc lớn hơn 1.000 m2 đối với các thửa đất tại các phường, thị trấn. 
  • Diện tích thửa đất phải bằng hoặc lớn hơn 2.000 m2 đối với các thửa đất tại xã.
Người sử dụng đất rừng sản xuất muốn được cấp Sổ đỏ thì cần đảm bảo các điều kiện theo quy định và làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận
Người sử dụng đất rừng sản xuất muốn được cấp Sổ đỏ thì cần đảm bảo các điều kiện theo quy định và làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận

7. Đất rừng sản xuất có được trồng cây ăn quả không?

Theo quy định của pháp luật, đất rừng sản xuất và đất trồng cây ăn quả là hai loại đất khác nhau. Bởi lẽ: 

  • Đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản.
  • Đất trồng cây ăn quả thuộc nhóm đất trồng cây lâu năm, được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Dựa trên 02 định nghĩa trên có thể thấy, không được phép trồng cây ăn quả trên đất rừng sản xuất. Muốn trồng cây ăn quả, chủ sở hữu phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

8. Đất rừng sản xuất bị thu hồi có được bồi thường?

Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất, cá nhân, tổ chức hộ gia đình sẽ được đền bù nếu là đất rừng sản xuất được giao có thu tiền sử dụng. Nếu là đất rừng tự nhiên, không thu tiền sử dụng đất thì cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chỉ được đền bù chi phí đầu tư vào đất.

đất rừng sản xuất
Nếu là đất rừng tự nhiên, không thu tiền sử dụng đất thì cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chỉ được đền bù chi phí đầu tư vào đất

III. Có nên mua đất rừng sản xuất?

Hiện nay, giới đầu tư bất động sản thường có xu hướng mua đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp, đất ruộng ở các vùng ven đô thị, sau đó làm hồ sơ chuyển mục đích sử dụng thành thổ cư và bán lại. 

Mua loại bất động sản này mất khá nhiều thời gian để hoàn chỉnh pháp lý, trung bình khoảng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, lợi nhuận nhà đầu tư thu được lại khá lớn bởi loại đất này được bán ra rất rẻ.

đất rừng sản xuất
Mua đất rừng sản xuất cần hết sức thận trọng, tránh mua phải đất dính lùm xùm pháp lý hoặc đất nằm trong diện quy hoạch

Theo quy định, đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp. Chính vì vậy, người mua và nhà đầu tư khi chọn mua loại đất này cần phải hết sức thận trọng, tránh mua phải đất dính lùm xùm pháp lý hoặc đất nằm trong diện quy hoạch.

Hy vọng với những thông tin Môi Giới Cá Nhân cung cấp sẽ giúp bạn hiểu được đất rừng sản xuất là gì và những quy định liên quan. Nếu bạn đang quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy tiếp tục theo dõi trang để có thêm những kiến thức bất động sản hữu ích.

Theo moigioicanhan.com

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh