Đất lâm nghiệp là gì? 4 thắc mắc thường gặp về đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp là đất gì? Đất lâm nghiệp thuộc loại đất nào? Đất lâm nghiệp có có được đền bù không?

Đất lâm nghiệp là gì? Bao gồm những loại đất nào? Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng, làm nhà, thế chấp không?,… Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh đất lâm nghiệp mà nhiều người dân vẫn chưa được giải đáp.

Để hiểu rõ hơn về loại đất này, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Môi Giới Cá Nhân.

Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp

1. Khái niệm đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng tự nhiên, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, đất trồng rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.

2. Phân loại đất lâm nghiệp

2.1. Đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ là những diện tích đất được dùng với mục đích chống sạt lở, xói mòn, điều hòa khí hậu, giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Nó sẽ chia ra thành hai loại tùy vào mức độ xung yếu, đó là:

  • Rừng phòng hộ những nơi biên giới, rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước sạch cho cộng đồng.
  • Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, chắn gió, chắn cát.
Phân loại đất lâm nghiệp
Phân loại đất lâm nghiệp

2.2. Đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất sẽ được dùng chủ yêu để cung cấp lâm sản để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, đất rừng sản xuất cũng có thể được kết hợp với những khu nghỉ dưỡng, giải trí để mang đến nhiều dịch vụ môi trường rừng.

2.3. Đất rừng đặc dụng

Đây là đất lâm nghiệp được quy định để dùng cho mục đích bảo tồn, gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên. Nó còn được dùng để phục vụ cho công tác nghiên cứu, thí nghiệm học liên quan đến rừng, các loại động vật, thực vật. 

Trừ những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, đất rừng đặc dụng cũng được dùng trong trường hợp du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng và cung ứng dịch vụ, bảo tồn di tích quốc gia.

3. Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?

Theo quy định, đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất.

Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm nghiệp phải được chính quyền địa phương thông qua. Các trường hợp chuyển nhượng trái phép đều bị xử phạt hành chính theo quy định.

Những trường hợp không được chuyển nhượng đất lâm nghiệp

Theo Điều 191 Luật Đất đai 2013, những trường hợp sau đây không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lâm nghiệp:

Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất
Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất
  • Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trong trường hợp pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Cá nhân, hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Cá nhân, hộ gia đình không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

4. Đất lâm nghiệp có được làm nhà ở không?

Theo Khoản 1, Điều 170 của Luật Đất đai 2013, sử dụng đất lâm nghiệp phải đúng mục đích, đúng quy định. Do đó, xây nhà trên đất lâm nghiệp được xem là trái pháp luật. 

Những cá nhân, tổ chức nào cố tình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định. Nếu muốn xây nhà trên đất lâm nghiệp phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất. Đồng thời, phải có sự cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Đất lâm nghiệp có được thế chấp không?

Đất lâm nghiệp là tài sản hợp pháp và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể được sử dụng để thế chấp. Tuy nhiên, đất rừng đặc dụng và phòng hộ sẽ không thể đem ra thế chấp do bị hạn chế về đối tượng nhận chuyển nhượng. 

Đất lâm nghiệp là tài sản hợp pháp và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể được sử dụng để thế chấp
Đất lâm nghiệp là tài sản hợp pháp và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể được sử dụng để thế chấp

Đồng thời, người sử dụng đất rừng chỉ được phép thế chấp tại Ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập, không được thế chấp ở bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khác.

Do đó, nếu là đất rừng sản xuất có thể nhận thế chấp tối đa 300ha. Đối với rừng đặc dụng và phòng hộ thì không thể thế chấp do không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp.

6. Thủ tục chuyển đổi đất lâm nghiệp sang thổ cư như thế nào?

Do đất lâm nghiệp thuộc đất nông nghiệp nên được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Người dân có nhu cầu chuyển đổi sẽ tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin chuyển đối đất lâm nghiệp sang thổ cư bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng (theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất hợp pháp.
  • Các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người dân nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:

  • Thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, xác định lại nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • Hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
  • Gửi hồ sơ lên UBND cấp có thẩm quyền để phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 
  • Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cập nhập vào cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính

Người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất đóng thuế, phí theo thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bước 5: Nhận kết quả.

Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, người dân đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chuyển đổi theo quy định.

Trên đây là bài viết giải đáp định nghĩa về đất lâm nghiệp cùng 04 thắc mắc thường gặp về loại đất này. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích trong công việc và cuộc sống.

Theo moigioicanhan.com

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh