Có nên mua đất không có đường đi? Quy định để mở lối đi trên đất

Đất không có lối đi là phần diện tích đất không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng

Đường đi là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, có nhiều khu đất nằm trong ngõ nhỏ, không có lối đi riêng được bán giá rẻ vẫn thu hút người mua. Vậy, có nên mua đất không có đường đi? Mua đất không có đường đi sẽ gặp những rủi ro nào? Bài viết sau đây sẽ làm rõ cho bạn.

1. Đất không có đường đi là đất gì?

Đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía trong bị vây bọc xung quanh các bất động sản của chủ sở hữu khác (người ở phía ngoài) mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.

Đất không có lối đi là phần diện tích đất không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng
Đất không có lối đi là phần diện tích đất không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng

Phần lối đi dẫn ra đường công cộng được mọi người sử dụng chung. Tuy nhiên, việc xác định diện tích để xây dựng lối đi chung dễ phát sinh tranh chấp bởi đụng chạm đến phần đất của người khác.

Xem thêm:

  • Đất trồng cây lâu năm là gì? 7 câu hỏi thường gặp về đất trồng cây lâu năm
  • Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm nhà đầu tư cần biết
  • Khái niệm thục nhà là gì? Những lưu ý cần biết khi thục nhà

 

2. Có nên mua đất không có đường đi? 

Mua đất không có đường đi đồng nghĩa với việc gia đình bạn sẽ gặp nhiều bất tiện trong việc di chuyển. Nhiều trường hợp người mua đất không có đường đi xây nhà, sau đó muốn mở thêm lối đi thì lại phải mua thêm đất nhà hàng xóm.

Tuy đất không có đường đi được bán với giá rẻ, song nó lại bị độn thêm nhiều chi phí khác. Đó có thể là chi phí mua thêm đất để mở đường, chi phí vận chuyển vật tư để xây nhà,…

Mua đất không có đường đi đồng nghĩa với việc gia đình bạn sẽ gặp nhiều bất tiện trong việc di chuyển
Mua đất không có đường đi đồng nghĩa với việc gia đình bạn sẽ gặp nhiều bất tiện trong việc di chuyển

Luật quy định về lối đi khi bất động sản bị vây bọc

Chính vì vậy, mua đất không có đường đi không phải là lựa chọn tốt nếu khu vực đó sau này không có thông tin quy hoạch mở đường. Tuy nhiên hiện nay, để giải quyết triệt để vấn đề này và tránh phát sinh tranh chấp, Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định quyền về lối đi của bất động sản vây bọc. 

Theo đó, người có bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu một trong những người có bất động sản vây bọc phải mở một lối đi phù hợp với quyền và lợi ích của cả hai bên. Cụ thể:

  • Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối đi ra có quyền đề nghị một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho một lối đi ra đến đường công cộng. Người được yêu cầu mở đường có nghĩa vụ đáp ứng đề nghị đó. 
  • Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu khác nhau, thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định của pháp luật mà không được đền bù.

3. Cách xác định diện tích đất để mở lối đi

Việc xác định một lối đi được cho hợp lý cũng không hề dễ dàng, các bên cần phải xem xét đến nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: Đặc điểm của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra cho bất động sản có mở lối đi.

Cụ thể:

  • Giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao, vị trí của lối đi do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, phải đảm bảo việc đi lại được thuận tiện và ít gây phiền hà cho các bên.
  • Liên quan đến quyền sử dụng lối đi qua lại giữa các nhà cạnh nhau, Luật Đất đai 2013 cũng có quy định về lối đi là quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
  • Việc mở đường được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký thủ tục biến động đất đai.
Việc xác định một lối đi được cho hợp lý cũng không hề dễ dàng, các bên cần phải xem xét đến nhiều yếu tố
Việc xác định một lối đi được cho hợp lý cũng không hề dễ dàng, các bên cần phải xem xét đến nhiều yếu tố

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về diện tích tối thiểu mà người ở phía ngoài cần mở lối đi là bao nhiêu. Do đó, vấn đề này rất dễ phát sinh tranh chấp và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mỗi người.

4. Cách giải quyết khi đất không có lối đi

Việc mở lối đi là quyền và lợi ích chính đáng của người có bất động sản bị vây bọc. Họ được yêu cầu người khác mở lối đi cho mình. Theo đó, trình tự tiến hành việc mở lối đi như sau:

Bước 1: Thỏa thuận giữa các bên

Các bên thỏa thuận để mở lối đi và chi phí đền bù

Bước 2: Đăng ký biến động đất đai

Thực hiện đăng ký biến động đất đai trong trường hợp “xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề”.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ địa chính, giấy tờ chứng nhận

Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.

Theo đó, thành phần hồ sơ bao gồm: 

  • Giấy tờ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo mẫu)
  • Bản gốc Sổ đỏ đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan.
  • Văn bản hoặc hợp đồng thỏa thuận về việc mở lối đi chung.
  • Sơ đồ thể hiện kích thước, vị trí phân diện tích thửa đất.

Bước 4: Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp yêu cầu mở lối đi không được người có bất động sản vây bọc đồng ý, thì cách giải quyết là yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác xác định.

Trình tự tiến hành việc mở lối đi
Trình tự tiến hành việc mở lối đi

Như vậy, bài viết trên đây đã làm rõ có nên mua đất không có đường đi hay không. Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn sẽ có thêm kiến thức về việc mua bán đất đai cũng như giải quyết tranh chấp.

Nguồn: moigioicanhan.com

Theo moigioicanhan.com

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh