Cho thuê và thuê nhà trọ là hoạt động rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp khách trọ và chủ nhà gặp phải những rắc rối vì không có hợp đồng thuê phòng trọ.
Trong bài viết dưới đây, Môi Giới Cá Nhân sẽ chia sẻ một số lưu ý khi ký hợp đồng mà cả người thuê và chủ nhà đều cần biết.
I. Tính pháp lý của hợp đồng thuê phòng trọ
Hợp đồng thuê phòng trọ là thuộc loại hợp đồng cho thuê tài sản. Đây là sự thỏa thuận và ràng buộc giữa hai bên thực hiện hoạt động thuê phòng trọ.
Thỏa thuận trong hợp đồng phát sinh đồng thời cả quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Đây là giấy tờ có giá trị pháp lý để giải quyết các vấn đề giữa những người ký kết.
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng thuê trọ không cần thực hiện công chứng. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có giá trị cao, điều kiện ràng buộc phức tạp, nên cân nhắc về việc công chứng hợp đồng. Việc này sẽ giúp đảm bảo hơn nếu xảy ra các vấn đề tranh chấp.

II. Những lưu ý khi ký hợp đồng thuê trọ
1. Tìm hiểu về đối tượng thuê/cho thuê phòng trọ
Trước khi thực hiện ký kết hợp đồng cho thuê nhà trọ phải tìm hiểu kỹ về đối tượng còn lại.
- Với người đi thuê trọ: chỉ ký kết hợp đồng với những nhà trọ chính chủ. Ngoài ra, nếu ngôi nhà đang bị tranh chấp, thế chấp thì bạn sẽ có nguy cơ mất số tiền cọc và tiền thuê nhà đã đóng và bị cắt đứt hợp đồng.
- Với chủ phòng trọ: nên tìm hiểu rõ thông tin của người thuê phòng. Việc này giúp tránh những rủi ro về an ninh, mất mát tài sản.

Xem Thêm: Các lưu ý về hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án để tránh rủi ro
2. Thỏa thuận phương thức thanh toán rõ ràng
Phải được quy định rõ ràng các điều khoản về kỳ hạn thanh toán, thời hạn thanh toán từng kỳ,…. Ngoài ra, giá thuê phòng trọ cũng cần phải được ghi rõ trong hợp đồng. Nếu áp dụng điều khoản thay đổi trong thời gian dài, nên điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp.
3. Chú ý vấn đề đặt cọc
- Tiền cọc là khoản đảm bảo tài sản và thời hạn cho thuê đối với người mua. Có một số chủ nhà không cần cọc nhưng hầu hết đều yêu cầu cọc.
- Mức tiền cọc tùy theo giá trị tài sản cho thuê và quy định dựa trên thỏa thuận hai bên. Thông thường, mức cọc tương đương với một tháng tiền nhà. Tuy nhiên, với những nhà được trang bị đủ thiết bị, mức cọc thường cao hơn.
- Người thuê sẽ mất khoản tiền cọc nếu trả nhà trước thời hạn. Đây là chi phí đền bù cho những tổn hại của việc kết thúc hợp đồng sớm.
- Nếu chủ nhà lấy nhà trước thời hạn sẽ phải trả cọc và có thể phải trả khoản đền bù.
- Mức tiền cọc cũng như quy định phạt cọc phải được ghi rõ trong hợp đồng thuê phòng trọ.
4. Thông báo kết thúc hợp đồng
Cần quy định rõ thời hạn thông báo trước khi kết thúc hợp đồng đối với cả hai bên. Thông thường thời hạn này được quy định là 30 ngày và có thể thay đổi tùy theo sự đàm phán đôi bên.
Hãy chắc chắn về việc thực hiện đúng yêu cầu này bởi nó có thể phát sinh tiền phạt.

5. Điều khoản về bàn giao tài sản
Quá trình sử dụng nhà không thể tránh khỏi những hao mòn tài sản. Tuy nhiên, đây là vấn đề gây ra nhiều tranh chấp nhất giữa bên thuê và cho thuê nhà. Do đó, cần có thỏa thuận bàn giao tài sản, thiết bị hiện trạng ban đầu và lúc trao trả.
Chính vì vậy, cần chú ý tạo thêm phụ lục hợp đồng về vấn đề này. Điều này rất quan trọng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa hai bên:
- Ràng buộc trách nhiệm bảo quản tài sản của bên thuê. Chủ nhà sẽ tránh được những tổn thất về tài sản.
- Giúp bên cho thuê không phải bồi thường những hao mòn tự nhiên không đáng có.

Trên đây là các lưu ý quan trọng trong hợp đồng thuê phòng trọ. Hy vọng qua bài viết này cả chủ nhà và người thuê đã có thêm những kinh nghiệm bổ ích.
Theo moigioicanhan.com